Hội thảo Vai trò của nữ nghị sỹ trong việc thúc đẩy các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình

14/12/2009

Ngày 14.12, tại Thừa Thiên Huế, Uỷ ban Về các vấn đề xã hội, Nhóm Nữ nghị sỹ Việt Nam, Dự án Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện tại Việt Nam đã phối hợp Quỹ phát triển phụ nữ của Liên Hiệp Quốc (UNIFEM), Chương trình hợp tác chung giữa Chính phủ Việt Nam và các tổ chức Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới đồng tổ chức Hội thảo về vai trò của nhóm nữ nghị sỹ trong xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Ngày 14.12, tại Thừa Thiên Huế, Uỷ ban Về các vấn đề xã hội, Nhóm Nữ nghị sỹ Việt Nam, Dự án Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện tại Việt Nam đã phối hợp Quỹ phát triển phụ nữ của Liên Hiệp Quốc (UNIFEM), Chương trình hợp tác chung giữa Chính phủ Việt Nam và các tổ chức Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới đồng tổ chức Hội thảo về vai trò của nhóm nữ nghị sỹ trong xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Đại diện nữ nghị sỹ Campuchia, Lào, Malaysia, Đông Timor, Pakistan, Hàn Quốc, Venezuela đã tham dự Hội thảo.


Tại Hội thảo các nữ nghị sỹ Việt Nam và các nước cùng trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm xung quanh chủ đề xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, các nữ nghị sỹ cũng trao đổi các giải pháp tăng cường vai trò và sự hợp tác của các nhóm nữ nghị sỹ nhằm nâng cao nhận thức trong việc xây dựng chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình cũng như các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới; đề xuất các sáng kiến về việc thực hiện và giám sát các chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, từ đó nghiên cứu và xem xét khả năng áp dụng tại mỗi quốc gia.
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó chủ tịch HĐDT, Phó chủ tịch Nhóm nữ nghị sỹ Việt Nam Bùi Thị Bình cho rằng, mục tiêu thực hiện bình đẳng giới, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, trong đó có bạo lực gia đình là vấn đề không phải của riêng một cộng đồng, dân tộc, quốc gia; cùng với quyết tâm của các đại biểu, đặc biệt là các nữ nghị sỹ và cơ sở pháp lý quan trọng là các đạo luật về phòng, chống bạo lực gia đình đã được các quốc gia thông qua, việc phòng, chống bạo lực sẽ đạt kết quả tốt.
 
Ở Việt Nam, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được QH thông qua năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2008. Đối với các quốc gia trong khu vực ASEAN, hiện có 8/10 quốc gia ban hành luật liên quan đến việc phòng, chống bạo lực gia đình.

 

Đức Bảo

(http://www.nguoidaibieu.com.vn)