Dự kiến chương trình hoạt động đến hết năm 2008 và định hướng đến năm 2011 của Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam

28/08/2009

Ngày 02 tháng 6 năm 2008, thường trực Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam đã tổ chức phiên họp đầu tiên. Tại cuộc họp, Ban thường trực đã thảo luận thống nhất định hướng hoạt động của nhóm đến hết nhiệm kỳ, dự kiến hoạt động của nhóm đến hết năm 2008 và việc tổ chức thực hiện.

Ngày 02 tháng 6 năm 2008, thường trực Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam đã tổ chức phiên họp đầu tiên. Tại cuộc họp, Ban thường trực đã thảo luận thống nhất định hướng hoạt động của nhóm đến hết nhiệm kỳ, dự kiến hoạt động của nhóm đến hết năm 2008 và việc tổ chức thực hiện


QUỐC HỘI KHÓA XII
----------------
Nhóm nữ nghị sĩ
Việt Nam
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------
Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2008
 
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM NỮ NGHỊ SĨ VIỆT NAM
Kính gửi: Các thành viên của Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam,
           
            Ngày 02 tháng 6 năm 2008, thường trực Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam đã tổ chức phiên họp đầu tiên. Tại cuộc họp, Ban thường trực đã thảo luận thống nhất định hướng hoạt động của nhóm đến hết nhiệm kỳ, dự kiến hoạt động của nhóm đến hết năm 2008 và việc tổ chức thực hiện.
I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2011.
            1. Cung cấp thông tin, nâng cao kiến thức cho những đại biểu về những vấn đề có liên quan đến nội dung hoạt động Quốc hội theo từng kỳ họp, theo chương trình nhiệm kỳ XII, đặc biệt là vấn đề giới, bình đẳng giới, vai trò đại diện của nữ đại biểu Quốc hội.
            2. Nâng cao kỹ năng cho nữ đại biểu Quốc hội trong hoạt động của Quốc hội, trong phân tích, nhận biết về vấn đề giới. Tạo diễn đàn cho nữ đại biểu Quốc hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoạt động và đưa vấn đề giới, bình đẳng giới vào chính sách, pháp luật.
            3. Mở rộng các mối quan hệ, tuyên truyền, huy động nguồn lực, sự tham gia của nữ đại biểu cho hoạt động của nhóm.
            4. Tăng cường tham gia các diễn đàn đa phương và song phương về những vấn đề nóng bỏng mang tính toàn cầu hiện nay như việc phòng chống tệ nạn buôn bán người, vấn đề phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, bạo lực đối với phụ nữ; trao đổi kinh nghiệm hoạt động của nữ nghị sĩ, đưa vấn đề bình đẳng giới (lồng ghép giới) vào chính sách, pháp luật.
II. DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG ĐẾN HẾT NĂM 2008.
            1. Hoàn thiện danh sách thành viên Nhóm; Tuyên truyền về Nhóm trong các hoạt động đối nội, đối ngoại, qua các hoạt động của Ủy ban về các vấn đề xã hội, thành viên Ban thường trực.
            2. Tham gia cùng thường trực Uỷ ban về các vấn đề xã hội, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, làm việc với Bộ lao động – Thương binh và xã hội, Bộ tư pháp về triển khai luật bình đẳng giới.
            3. Tìm hiểu các thông tin, nghiên cứu khả năng hợp tác và bắt đầu xúc tiến các quan hệ với các Nhóm nữ nghị sĩ một vài nước. Vận động và chuẩn bị đăng cai một hội nghị Quốc tế về hoạt động của nữ nghị sĩ trong khu vực, dự kiến tổ chức vào năm 2009.
            4. Hội thảo về kỹ năng lồng ghép giới, dự kiến đầu tháng 10 năm 2008 tại Lâm Đồng.
            5. Hội thảo về giới và luật đất đai (tại kỳ họp thứ tư).
            6. Dự kiến tổ chức một cuộc tọa đàm về thể chế hóa Nghị quyết 11-NQ/TU của Bộ chính trị ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (tại kỳ họp thứ tư).
            7. Đề xuất về hình thành một dòng ngân sách riêng cho hoạt động của Nhóm nữ nghị sĩ (bao gồm cả hoạt động đối ngoại) trong ngân sách của Uỷ ban về các vấn đề xã hội năm 2009.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
            1. Ban thường trực nhóm phối hợp với Uỷ ban về các vấn đề xã hội tổ chức hoạt động. Huy động tối đa sự tham gia của các thành viên Nhóm đối với hoạt động chung của Nhóm.
            2. Sự quan hệ phối hợp công tác chặt chẽ, hiệu quả với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ, Bộ lao động – Thương binh và xã hội trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và các mục tiêu bình đẳng giới. Các hoạt động đồng bộ trong việc vận động về bình đẳng giới.
            3. Huy động các nguồn lực để tạo các điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động Nhóm.
            4. Ban thường trực họp ít nhất 1 năm 2 lần để trao đổi, rút kinh nghiệm và bàn chương trình công tác của Nhóm. Các thành viên của Nhóm được phân thành 3 nhóm: Nhóm đại biểu các tỉnh phía Bắc do đồng chí Trần Thị Quốc Khánh và Nguyễn Minh Hà làm đầu mối; Nhóm đại biểu các tỉnh Miền Trung do đồng chí Nguyễn Thị Thu Hồng làm đầu mối; Nhóm đại biểu các tỉnh Miền Nam do đồng chí Nguyễn Thị Bạch Mai và Nguyễn Thị Khá làm đầu mối.
            5. Vụ các vấn đề xã hội là cơ quan giúp việc cho hoạt động của Nhóm.
            Địa chỉ liên hệ: Vụ các vấn đề xã hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội.
            Điện thoại: 080.46315 (Chị Tâm, Anh Hà). Di động: 0912.636677 (Chị Thúy Anh).
            Thư điện tử: cvdxh@qh.gov.vn. Fax: 080.46328.
           
            Vậy, xin thông báo các thành viên của Nhóm nữ nghị sĩ biết và tham gia hoạt động của Nhóm./.
 
Nơi nhận:
- Như trên,
- Chủ tịch QH (để báo cáo).
- PCTQH Tòng Thị Phóng (để báo cáo).
- Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại.
- Chủ nhiệm Văn phòng QH,
- Trưởng ban công tác đại biểu.
- Chủ tịch Hội LHPNVN
- Lưu.
T/M NHÓM NỮ NGHỊ SĨ VIỆT NAM
Chủ tịch
 
 
(đã ký)
Trương Thị Mai

(Vụ Các vấn đề xã hội)