ỦY BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI. 60 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM NHỮNG KHUÔN MẶT NỮ

MỤC LỤC

CHỊ HOÀNG THỊ BA

Chị Hoàng Thị Ba là một thí dụ điển hình về một người đại biểu của dân, không có chức vụ lớn ở các thành phố, mà gần như suốt quãng đời hoạt động, toàn bộ công việc gắn với nghề nông và nông thôn. Chị học trung cấp nông nghiệp, rồi về phụ trách kỹ thuật, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, tham gia cán bộ Đoàn ở địa phương và Ban chấp hành tỉnh đoàn Nghệ An. Cho đến khi hết nhiệm kỳ ở Quốc hội vào năm 1987, chị vẫn là Chủ nhiệm hợp tác xã Diễn Thịnh. Có thể nói, cuộc đời của vị đại biểu này gắn với một giai đoạn nông thôn Việt Nam thực hiện vai trò hậu phương lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước….. Vị đại biểu này gắn với kỹ thuật nông nghiệp, chăm sóc cây lạc và cây công nghiệp Nghệ An. Chị nhớ lại thời kỳ đó như sau: Đất nước còn chiến tranh, rồi bước vào thời kỳ đầu sau hòa bình, kinh tế xã hội còn đầy khó khăn của cơ chế bao cấp. “Đi họp Quốc hội mà chưa hiểu lắm về Quốc hội. Chỉ thấy dân còn quá nhiều khó khăn, thiếu từ cái kim sợi chỉ

Mối quan tâm của người cán bộ kỹ thuật kiêm đại biểu của người nông dân này có lẽ là nhiều vấn đề của đời sống hàng ngày, của nỗi khó khăn nhất trong việc luân canh cây lạc, rồi mở rộng tầm quan tâm đến những vấn đề của những cử tri vùng mình đang sống và rộng ra cả nước. “Giờ đây mỗi kỳ họp Quốc hội, người dân được nhìn thấy những vấn đề lớn tầm quốc gia, nâng cao tầm nhìn, sự giám sát xã hội

Còn ngày xưa khi chị đi họp Quốc hội, có nhiều dấu ấn in đậm trong lý ức của chị. Khi đất nước thống nhất, “lúc đó ao ước được biết mặt những con người lừng danh như Nguyễn Thị Định, Ngô Bá Thành, Ni sư Huỳnh Liên….. Gặp rồi ôm nhau khóc, rồi nghe kể chuyện chiến đấu ở miền Nam”.

Sau khi hết hoạt động với vai trò đại biểu Quốc hội, chị chuyển vào miền Nam sinh sống tại Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh. Trở thành người dân thường, tuổi nghỉ hưu, chị buôn bán ở chợ Xóm chiếu, gần gũi với đời sống của người lao động hơn bao giờ hết.

CHỦ BIÊN

NGUYỄN THỊ HOÀI THU