CHÙM ẢNH: NỮ ĐBQH TẠI CÁC PHIÊN THẢO LUẬN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn
Phát biểu góp ý về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 tại phiên họp, ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn bày tỏ đồng tình với nội dung các nhận định, đánh giá của Báo cáo.
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu triển kinh tế - xã hội trong năm 2023, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân cho biết, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hữu hiệu. Trong đó, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, chỉ rõ những vấn đề trọng tâm còn vướng mắc cần tháo gỡ, đặc biệt là quyết định liên quan đến người dân, doanh nghiệp; tổ chức nhiều buổi làm việc, chuyến công tác, tham vấn ý kiến của các hiệp hội doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế; triển khai các tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, tháo gỡ khó khăn trong đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế… Đồng thời, giao nhiệm vụ cho từng thành viên Chính phủ trực tiếp làm việc với các chính quyền, cơ quan chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đại biểu cho rằng, đây có thể coi là những dấu ấn đậm nét trong công tác điều hành của Chính phủ trong thời gian qua.
Phản ánh về ý kiến của cử tri tỉnh Bắc Kạn, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân cho biết, Nghị quyết số 81 của Quốc hội đã đưa ra định hướng cho vùng trung du và miền núi phía Bắc là tập trung bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, khôi phục rừng gắn với bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng.
Song đại biểu cho biết, do chính sách và nguồn lực trong công tác quản lý, bảo vệ, và phát triển rừng chưa phù hợp, mức khoán bảo vệ rừng tự nhiên, rùng phòng hộ …còn thấp, cuộc sống của người dân còn vô cùng khó khăn. Các biện pháp bảo vệ rừng hiện nay mới chỉ tập trung hướng bảo tồn mà chưa quan tâm nhiều đến khai thác lợi thế rừng tự nhiên.
Để thực hiện hiệu quả hơn cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phát huy lợi thế tài nguyên rừng trong thời gian tới, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ cần quy định rõ việc phân vùng lâm nghiệp trọng điểm, trong đó quan tâm tâm chính sách đầu tư, chính sách chi thường xuyên, chính sách khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, nâng mức khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng; điều chỉnh nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước… nhằm đảm bảo được sự công bằng, hài hòa lợi ích giữa các địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Các đại biểu Quốc hội tại phiên họp
Đại biểu cũng đề nghị cần xem xét bổ sung cơ chế điều tiết, phân bổ ngân sách, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các địa phương có diện tích đất trồng lúa, đất rừng lớn với các địa phương khác, hỗ trợ nâng cao đời sống của người trồng lúa, nuôi trồng rừng.
Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân nêu rõ, hiện nay việc triển khai một số dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn các tỉnh miền núi gặp nhiều khó khăn trong thực hiện thủ tục xin mục đích sử dụng rừng kéo dài, trong khi diện tích rừng không tập trung, nằm xen kẽ, nhỏ lẻ với các loại đất khác. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chỉ được quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với rừng phòng hộ dưới 20 hécta, rừng sản xuất dưới không được chuyển đổi mục đích sử dụng tự nhiên sang mục đích khác dự án của Chính phủ đã được phê duyệt.
Do vậy, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ cho phép đối với các tuyến giao thông đã có trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi triển khai các dự án này, địa phương không phải thực hiện thủ tục xin ý kiến về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thực hiện; việc chuyển mục đích sử dụng đất để tạo tính thống nhất, đồng bộ trong công tác quản lý, sử dụng đất và rừng… tạo điều kiện cho địa phương thực hiện công trình, dự án đầu tư địa bàn trên địa bàn và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi các quy định liên quan đến việc giao đất rừng sản xuất, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ cho các tổ chức kinh tế để bảo đảm công tác khai thác, bảo tồn, phát triển dược liệu dưới tán rừng sản xuất, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ trong thời gian tới./.