Báo cáo ghép lần thứ ba và thứ tư trình bày dưới đây sẽ đề cập đến tình hình thực hiện Công ước CEDAW tại Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2000 và sẽ được trình bày cùng với Báo cáo thứ hai tại Khoá họp thứ 25 theo sắp xếp của Uỷ ban CEDAW. Tuy thời gian không dài, nhưng đây là những năm tháng Việt Nam đã gặp phải những thách thức lớn do những hạn chế bên trong của nền kinh tế, do những tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chí nh tiền tệ khu vực và do thiên tai trong nước. Những thách thức này đã góp phần hạn chế tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đồng thời báo cáo cũng đề cập đến những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong việc thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục khó khăn để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, bảo đảm các quyền và lợi í ch cơ bản của người dân, trong đó có phụ nữ.
• Báo cáo này một mặt kế thừa các nội dung cơ bản của Báo cáo lần thứ hai, mặt khác sẽ cập nhật những thông tin, số liệu mới nhất về đất nước, con người Việt Nam; những thay đổi về pháp luật nhằm đẩy mạnh dân chủ hoá xã hội và tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền; những tiến bộ về địa vị của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực chí nh trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong ba năm qua. Tình hình thực hiện từng điều khoản cụ thể, những tồn tại và phương hướng khắc phục cũng như những ưu điểm và phương hướng phát huy sẽ được trình bày theo thứ tự nêu trong Công ước.
Báo cáo gồm các phần chính như sau:
- Lời mở đầu.
- Phần I: Những vấn đề chung.
- Phần II: Tình hình thực hiện Công ước.
- Kết luận.
- Một số phụ lục và tài liệu tham khảo.
• Để hoàn thành Báo cáo, Ban soạn thảo đã được thành lập gồm 12 thành viên là đại diện của một số bộ, ngành trong Chí nh phủ và một số tổ chức chí nh trị - xã hội có liên quan. Ban soạn thảo do ông Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Phó Chủ tịch Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (UBQG) làm trưởng ban.
Trong quá trình chuẩn bị báo cáo, Ban soạn thảo đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập, phân tí ch các số liệu thống kê và tổ chức các cuộc họp với các cơ quan của Chí nh phủ, các tổ chức chí nh trị - xã hội, đại diện các tầng lớp phụ nữ và các học giả để lấy ý kiến bổ sung vào nội dung báo cáo.
• Với những luận điểm đã nêu trong Báo cáo kiểm điểm định kỳ lần thứ II, Nhà nước Việt Nam vẫn chủ trương tiếp tục bảo lưu khoản 1 Điều 29 của Công ước. Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam cũng sẽ xem xét việc bỏ điều khoản bảo lưu này vào thời điểm thích hợp.
• Trong điều kiện cụ thể của mình, Nhà nước Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu, xem xét việc ký kết Nghị định thư Công ước "Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ" không bắt buộc của Công ước.