Báo cáo thực hiện công ước CEDAW lần 2

01/09/2009

Báo cáo lần thứ hai được trình bày dưới đây sẽ kiểm điểm tình hình thực hiện Công ước CEDAW tại Việt Nam từ Báo cáo đầu tiên cho đến nay.

Báo cáo lần thứ hai được trình bày dưới đây sẽ kiểm điểm tình hình thực hiện Công ước CEDAW tại Việt Nam từ Báo cáo đầu tiên cho đến nay.


Thực hiện Điều 18 của Công ước, Việt Nam đã có báo cáo đầu tiên về tình hình thực hiện Công ước tại Việt Nam vào tháng 8/1984 và trình bày Báo cáo đó tại Uỷ ban CEDAW của Liên Hợp Quốc vào ngày 13/3/1986. Kể từ đó, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nằm ngoài ý muốn, Việt Nam chưa chuẩn bị kịp báo cáo tiếp theo.
 
Báo cáo lần thứ hai được trình bày dưới đây sẽ kiểm điểm tình hình thực hiện Công ước CEDAW tại Việt Nam từ Báo cáo đầu tiên cho đến nay. Đây cũng là những năm tháng Việt Nam trải qua những biến đổi hết sức to lớn, sâu sắc trong công cuộc đổi mới toàn diện do Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986) khởi xướng. Trong chí nh sách đổi mới toàn diện của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, con người vừa được đặt ở vị trí là mục tiêu cuối cùng, vừa được coi là động lực của công cuộc phát triển. Công cuộc đổi mới toàn diện đã đáp ứng nguyện vọng của người dân, được sự hưởng ứng và tham gia rộng rãi của mọi tầng lớp xã hội, trong đó có phụ nữ Việt Nam và đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng đưa đất nước Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội từ cuối những năm 1970.
 
Báo cáo này sẽ cập nhật những số liệu về đất nước, con người Việt Nam cùng với những thay đổi trong cơ cấu chí nh trị , trong khuôn khổ pháp luật chung trong đó quyền con người được bảo vệ, trong việc thông tin, tuyên truyền và thực thi pháp luật trong hơn 10 năm qua. Tình hình thực hiện Công ước, những tồn tại và phương hướng khắc phục sẽ được xem xét theo từng điều khoản của Công ước. Mặc dù Nhà nước là chủ thể chị u trách nhiệm việc thực hiện những cam kết của Công ước, Báo cáo cũng sẽ đề cập tới hoạt động và sự tham gia của các tổ chức khác trong xã hội, các tổ chức quần chúng và người dân trong việc thúc đẩy sự nghiệp giải phóng phụ nữ và bình đẳng về giới. Cụ thể, Báo cáo sẽ gồm những phần chính sau:
 
- Lời mở đầu
 
- Phần I: Những vấn đề chung
 
- Phần II: Tình hình thực hiện công ước
 
- Kết luận
 
- Một số phụ lục và 14 tài liệu tham khảo kèm theo Báo cáo.
 
Ban soạn thảo báo cáo gồm 11 thành viên là đại diện của một số Bộ, ngành của Chính phủ và một số tổ chức có liên quan. Đứng đầu Ban soạn thảo là Ông Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Chủ tịch Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
 
Trong quá trình chuẩn bị Báo cáo, Ban soạn thảo đã cố gắng ở mức cao nhất trong việc thu thập tư liệu, phân tí ch các số liệu thống kê qua từng giai đoạn và đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo để lấy ý kiến rộng rãi của nhiều đối tượng như các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện các tầng lớp phụ nữ, các nhà khoa học, những người nghiên cứu hoặc làm công tác xã hội.
 
Báo cáo không chỉ là sự kiểm điểm việc thực hiện Công ước của Nhà nước, nhân dân và phụ nữ Việt Nam mà còn thể hiện sự cam kết của họ đối với việc thực hiện Cương lĩnh Bắc Kinh vì sự tiến bộ của phụ nữ theo tinh thần "Hành động vì Bình đẳng - Phát triển - Hoà bình".
 

(http://www.ubphunu-ncfaw.gov.vn)

File đính kèm