ỦY BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI. 60 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM NHỮNG KHUÔN MẶT NỮ

MỤC LỤC

MỘT CON NGƯỜI TẬN TỤY VỚI NGHỀ DẠY HỌC

Sinh năm 1948 tại Hải Dương, tốt nghiệp lớp 10 loại giỏi, bà Phạm Thị Ngâm được chọn sang học tại Trung Quốc. Tuy nhiên, “vướng” phải “Cách mạng văn hóa”, bà Ngâm phải ở lại và theo học khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp năm 1969, theo tiếng gọi của phong trào “ba sẵn sàng”, bà về công tác tạ Trường Thái Phiên, Hải Phòng rồi sau đó là Trường phổ thông công nghiệp Hải Phòng (1982-1984). Chính những năm dậy học tại Hải Phòng là những năm để lại cho bà Ngâm nhiều ấn tượng nhất.

Ấn tượng bởi chính vì những năm dạy học ở đây, bà đã được các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và cử tri tín nhiệm bỏ phiếu làm Đại biểu Quốc hội Khó V, Quốc hội Khóa VI. Đấy là cả một niềm vui lớn cũng như bất ngờ của một cô giáo dạy văn. Ý thức được sự tín nhiệm của cử tri, là một người dạy học nên mỗi khi phát biểu thảo luận tại Quốc hội, bà Ngân đều đưa ra những vấn đề rất sát với ngành giáo dục mà bây giờ vẫn còn nguyên tính thời sự như cần phải đảm bảo quyền lợi của người thầy giáo, Nhà nước cần tạo điều kiện cho giáo viên sống bằng nghề của mình chứ không phải sau giờ giảng là bỏ tất cả để thái rau kiếm sống; chỉ nên duy trì bồi dưỡng học sinh giỏi, kèm cặp học sinh yếu chứ không để học thêm, dạy thêm quá nhiều; người giáo viên phải khơi gợi sự sáng tạo của học sinh chứ không nên làm những bài tập mẫu… Những vấn đề bà Ngâm đưa ra đều là những vấn đề sâu sát với đời sống nhân dân, được nhân dân quan tâm. Chính vì thế mà ở Quốc hội Khó VII, một lần nữa, bà Ngâm tiếp tục trúng cử đại biểu Quốc hội. Ở Quốc hội lần này, bà còn tham gia vào Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Bà Ngâm bảo, ba kỳ Quốc hội chính là những năm tháng mà bà không bao giờ quên, vì những phiên họp ấy đã đem đến cho bà rất nhiều kiến thức. Tham gia một khóa Quốc hội thấy mình như vừa học xong một khóa của Trường Đại học Luật.

Năm 1984, bà Ngâm được chuyển về công tác tại thành ủy Hải Phòng và sau này (2001) làm cán bộ của Ban dân vận Trung ương cho đến tận khi nghỉ hưu. Mặc dù đã trải qua nhiều nghề, qua nhiều cương vị công tác, nhưng nghề mà bà Ngâm yêu nhất là nghề dạy học. Chính những năm tháng sống cùng học sinh, đến tận nhà từng em tìm hiểu tình hình, vận động các em có hoàn cảnh khó khăn đi học trở lại đã để lại cho bà Ngâm những ấn tượng không thể phai mờ. Sau này, khi đã nhiều tuổi, vẫn còn rất nhiều học sinh Hải Phòng nhớ đến cô giáo Ngâm. Với một giáo viên, thế đã là hạnh phúc lắm.

CHỦ BIÊN

NGUYỄN THỊ HOÀI THU