Hội nghị với báo chí về hoạt động tham vấn công chúng đối với Dự án Luật người tàn tật và đánh giá tình hình thực hiện pháp luật lao động nữ

18/08/2009

Ngày 15 tháng 6 năm 2009, Ủy ban về các vấn đề xã hội đã phối hợp với Dự án “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện tại Việt Nam” của Văn phòng Quốc hội do Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ tổ chức họp báo kế hoạch tham vấn công chúng giai đoạn 2.

Ngày 15 tháng 6 năm 2009, Ủy ban về các vấn đề xã hội đã phối hợp với Dự án “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện tại Việt Nam” của Văn phòng Quốc hội do Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ tổ chức họp báo kế hoạch tham vấn công chúng giai đoạn 2.


Giai đoạn 1 của chương trình này đã được UBCVĐXH triển khai trong năm 2008 với các hoạt động lấy ý kiến nhân dân về Dự án Luật Bảo hiểm Y tế và đánh giá tình hình thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật ở một số địa phương. Ủy ban đã có báo cáo về kết quả điều tra xã hội học về việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự án Luật bảo hiểm y tế được gửi tới các vị đại biểu Quốc hội khóa XII tham dự kỳ họp 4 trước khi xem xét, thông qua dự án Luật BHYT. Các kết quả đánh giá tình hình thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật cũng được sử dụng trong việc xây dựng và thẩm tra dự án Luật người tàn tật (trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6).

Trong giai đoạn 2, Ủy ban tiếp tục phối hợp với dự án tiến hành tham vấn công chúng về dự thảo Luật người tàn tật và đánh giá tình hình thực hiện pháp luật lao động đối với lao động nữ. Mục tiêu của giai đoạn 2 hướng tới việc thiết lập một kênh tham vấn công chúng rộng rãi, đa dạng, nhiều chiều hơn, trong đó tập trung vào xác định nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng và hiệu quả thực thi của chính sách, pháp luật sau khi được ban hành. Dự án cũng chú ý tới các nhóm đối tượng yếu thế, ít được quan tâm lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật từ trước tới nay như: người tàn tật, người dân tộc thiểu số, người dân nông thôn, lao động nữ tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cũng như các hiệp hội đại diện cho các nhóm xã hội này. Đồng chí Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội cũng nhấn mạnh xu thế tăng cường sự tham gia của nhân dân vào các công việc của Nhà nước và tầm quan trọng của việc tham vấn công chúng trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Chính kênh thông tin này sẽ góp phần thiết lập và tạo ra một diễn đàn trao đổi, phản hồi thông tin về những nhu cầu, lợi ích của người dân, của các nhóm xã hội khác nhau với các cơ quan Nhà nước và khẳng định Ủy ban về các vấn đề xã hội luôn mong muốn các cơ quan báo chí ngày càng tham gia sâu hơn, phản ánh chính xác, trung thực và kịp thời về các vấn đề xã hội đang nảy sinh trong cuộc sống.

Danh mục một số tài liệu của hội nghị:

1. Phát biểu khai mạcBà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội

2. Giới thiệu chung về hoạt động của Ủy ban về các vấn đề xã hội và hoạt động tham vấn công chúng giai đoạn 1  TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội 

3. Giới thiệu về Kế hoạch tham vấn công chúng giai đoạn 2 (về 2 nội dung : Lấy ý kiến về dự thảo Luật người tàn tật và Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật lao động đối với lao động nữ); đề xuất cơ chế phối hợp và tham gia của báo chí trong quá trình tham vấn lấy ý kiến công chúngÔng Lương Phan Cừ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội 

4. Mẫu Phiếu điều tra thông tin - Vụ Các vấn đề xã hội

AAA

(Vụ Các vấn đề xã hội)

File đính kèm