QUỐC HỘI KHÓA XIII
NHÓM NỮ ĐBQH VIỆT NAM
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2014
|
BÁO CÁO
hoạt động của Nhóm nữ đại biểu Quốc hội năm 2014
và dự kiến hoạt động năm 2015
Kính gửi: Các thành viên Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam,
Ban thường trực Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam xin báo cáo hoạt động của Nhóm năm 2014 và dự kiến hoạt động năm 2015 đã tiếp thu ý kiến Ban thường trực và được thông qua tại phiên họp ngày 31 tháng 10 năm 2014.
I. HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM ĐẾN THÁNG 11/2014
1. Công tác tổ chức, thông tin, truyền thông
- Tiếp tục tuyên truyền về Nhóm trong các hoạt động đối nội, đối ngoại, hội nghị quốc tế, hoạt động của Ủy ban về các vấn đề xã hội trong trang Thông tin điện tử của Nhóm và các hoạt động khác.
- Cập nhật trang thông tin điện tử.
2. Hoạt động về bình đẳng giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, nâng cao kỹ năng
Phối hợp Ủy ban về các vấn đề xã hội tổ chức một số hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên gia sau:
- Các tọa đàm chuyên gia về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2013; đề xuất giải pháp nâng cao tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (Hà Nội, tháng 4/2014).
- Toạ đàm chuyên gia nghe báo cáo kết quả nghiên cứu “Nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam, vai trò trong cơ quan lập pháp” (Hà Nội, ngày 25/6/2014).
- Hội thảo “CEDAW và dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi)” (TP. Hải Phòng, ngày 26/7/2014).
- Hội nghị tập huấn CEDAW và việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới về tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị (TP. Đà Nẵng, ngày 11-12/9/2014)
- Các tọa đàm chuyên gia về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong một số dự án luật: Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật dược, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật dạy nghề, Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật nhà ở (sửa đổi), Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật an toàn vệ sinh lao động; Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Bộ luật dân sự (sửa đổi)…
- Cử thành viên tham gia hoạt động giám sát của Ủy ban về các vấn đề xã hội về việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình và thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới tại địa phương.
3. Công tác xã hội
- Thành viên của Nhóm tham gia các hoạt động thăm hỏi, chúc Tết các gia đình người có công và đối tượng chính sách nhân dịp Tết nguyên đán Giáp Ngọ 2014 và thăm gia đình người có công với cách mạng và đối tượng chính sách nhân dịp Ngày thương binh liệt sỹ 27/7.
- Tổ chức khám sức khỏe cho nữ đại biểu Quốc hội (6/2014).
4. Công tác đối ngoại
- Ban thường trực Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam tham gia tổ chức cuộc gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội với các nữ Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đi thực tế tại tỉnh Ninh Bình nhân dịp Ngày quốc tế phụ nữ 8/3.
- Ban thường trực Nhóm nữ đại biểu Quốc hội tiếp và làm việc với Đoàn nhóm nữ đại biểu Quốc hội nước CHDCND Lào (tháng 9/2014) và tham dự cuộc tiếp Đoàn của Lãnh đạo Quốc hội.
- Trên cơ sở đề xuất của Chủ tịch Nhóm và Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, lãnh đạo Quốc hội chấp thuận về việc thiết lập Nhóm thảo luận không chính thức về bình đẳng giới giữa Việt Nam với đại diện tổ chức Liên hợp quốc và Nhóm đại sứ tại Việt Nam, định kỳ tổ chức một cuộc họp mỗi năm do Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng chủ trì. Cuộc họp năm 2014 với chủ đề “Tăng tỷ lệ phụ nữ trong các cơ quan dân cử Việt Nam” đã được Nhóm phối hợp tổ chức vào ngày 28/10/2014.
- Chủ tịch Nhóm làm việc với Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc, Tổng giám đốc Cơ quan phụ nữ Liên hợp quốc (UNWOMEN), đại diện cơ quan Liên hiệp quốc tại Việt Nam (9/2014).
- Thành viên của Nhóm tham dự Hội nghị nữ nghị sĩ tại Đại hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 35 (WAIPA-35), Viêng Chăn, CHDCND Lào (9/2014)[1]; tham gia Hội nghị nữ nghị sĩ tại Đại hội đồng liên minh nghị viện lần thứ 130 (tháng 3/2014)[2], 131 (10/2014)[3] tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ; Mạng lưới nữ nghị sĩ Liên minh nghị viện Pháp ngữ tại Đại hội đồng APF-40, Ottawa, Canada (7/2014)[4]
- Thành viên của Nhóm tham gia một số Đoàn nghiên cứu, hội nghị tại một số quốc gia, cụ thể là: Đoàn Ủy ban về các vấn đề xã hội tham dự Hội nghị các nước khu vực châu Á về Chính sách pháp luật kiểm soát rượu, bia tại Cô-lôm-bô, thủ đô Srilanka (tháng 7/2014)[5]; Hội nghị nữ Bộ trưởng và nữ nghị sĩ khu vực lần thứ 10 tại Manila, Philipin (9/2014)[6]; Hội thảo các Nghị viện khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về chấm dứt vòng tròn bạo lực đối với trẻ em gái tại Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Dhaka, Bangladesh (9/2014)[7]; Hội nghị “Thúc đẩy vai trò lãnh đạo và sự tham gia vào đời sống chính trị của phụ nữ trong ASEAN” tổ chức tại Jakarta, Indonexia (10/2014)[8]; Hội nghị nữ nghị sĩ châu Á về “Phụ nữ, chính sách và sự lãnh đạo của chính trị” tổ chức tại Singapore (10/2014)[9].
- Đại diện Nhóm nữ đại biểu Quốc hội tham gia các hoạt động của Ban tổ chức và Tiểu ban nội dung để chuẩn bị cho Hội nghị nữ nghị sĩ tại Đại hội đồng liên minh nghị viện lần thứ 132 (IPU-132, Hà Nội) vào tháng 3/2015.
II. DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM ĐẾN CUỐI NĂM 2014 VÀ NĂM 2015
1. Công tác tổ chức, thông tin, truyền thông
- Tổ chức cuộc họp Ban thường trực Nhóm tại Kỳ họp thứ chín (5/2015) và Kỳ họp thứ mười (10/2015) của Quốc hội.
- Tăng cường giới thiệu, tuyên truyền về hoạt động của nữ đại biểu Quốc hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động của Nhóm trong trang Thông tin điện tử của Nhóm và các hoạt động khác (hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế).
- Tổ chức cuộc gặp mặt giữa Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam và Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày phụ nữ Việt Nam (10/2015).
- Cập nhật và nâng cấp trang thông tin điện tử, phát triển trang tiếng Anh.
2. Hoạt động về bình đẳng giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới,
- Phối hợp Ủy ban về các vấn đề xã hội tổ chức một số hội thảo, tọa đàm chuyên gia như:
+ Hội thảo về ngân sách giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi) (tháng 12/2014).
+ Các hội thảo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Bộ luật dân sự (sửa đổi), dự án Luật ban hành văn bản pháp luật, dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động và một số dự án trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, thứ 10.
+ Tọa đàm chuyên gia về lồng ghép giới trong một số dự án luật.
- Cử thành viên tham gia với Ủy ban về các vấn đề xã hội giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình và thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới tại địa phương.
3. Hoạt động về tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị
- Phối hợp với Ủy ban về các vấn đề xã hội, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức các hội nghị khu vực về việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị trong nhiệm kỳ 2016 – 2021, dự kiến tổ chức theo các khu vực: Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Miền Trung – Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng và Miền núi phía Bắc.
- Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất kiến nghị về nâng cao tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cho nhiệm kỳ 2016-2021.
+ Trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân kiến nghị các vấn đề: Tỉ lệ giới trong đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; bình đẳng giới trong danh sách ứng cử và trong Hội đồng bầu cử quốc gia, Ban bầu cử địa phương; mỗi ứng cử viên đảm nhiệm không quá hai cơ cấu…
+ Đề xuất Bộ chính trị, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội có chỉ thị về số lượng nữ đại biểu trong Quốc hội nhiệm kỳ 14.
4. Công tác xã hội
- Thăm hỏi, chúc Tết các gia đình người có công với cách mạng và đối tượng chính sách nhân dịp Tết nguyên đán Ất Mùi 2015.
- Tổ chức khám sức khỏe cho nữ đại biểu Quốc hội trong kỳ hợp thứ chín của Quốc hội (5/2015).
- Thăm, tặng quà các đối tượng chính sách nhân dịp ngày thương binh liệt sĩ.
5. Công tác đối ngoại
- Tham gia chuẩn bị nội dung Hội nghị nữ nghị sĩ IPU và các nội dung về bình đẳng giới tại Đại hội đồng IPU 132 tổ chức tại Việt Nam đầu năm 2015 và WAIPA-36 tại Malaixia, IPU-133 tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ…
- Tiếp các đoàn nữ nghị sĩ, nghị sĩ nước ngoài và các tổ chức, cá nhân quốc tế hoạt động về bình đẳng giới khi được yêu cầu.
- Tham gia tổ chức cuộc họp Nhóm thảo luận không chính thức về bình đẳng giới năm 2015 giữa Việt Nam với đại diện tổ chức Liên hợp quốc và Nhóm đại sứ tại Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng chủ trì (dự kiến tháng 10/2015).
- Cử nữ đại biểu Quốc hội tham gia diễn đàn quốc tế về vấn đề giới, bình đẳng giới hoặc về hoạt động của Nhóm nữ đại biểu Quốc hội.
- Giữ mối liên hệ, phối hợp tốt với UNWOMEN, UNDP, UNFPA, các tổ chức quốc tế, dự án hợp tác quốc tế có liên quan về các hoạt động bình đẳng giới.
Trên đây là báo cáo một số hoạt động của Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam năm 2014 và dự kiến hoạt động năm 2015, xin báo cáo các thành viên Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam.
|
TM. NHÓM NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VIỆT NAM
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Nguyễn Thúy Anh
|
[1] Bà Trương Thị Mai, Bà Ngô Thị Minh, Bà Đinh Thị Phương Lan (ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi).
[2] Bà Trương Thị Mai, Bà Nguyễn Thúy Anh, Bà Cao Thị Xuân (UVTT Hội đồng dân tộc).
[3] Bà Trương Thị Mai, Bà Nguyễn Thúy Anh, Bà Đinh Thị Phương Lan (ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi).
[4] Bà Phạm Khánh Phong Lan (ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh).
[5] Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, UVCT UBVĐXH, Bà Nguyễn Thị Thu Hằng (ĐBQH tỉnh Nam Định), Bà Hà Thị Vân (ĐBQH tỉnh Thanh Hóa).
[6] Bà Nguyễn Minh Phương (ĐBQH TP. Cần Thơ), Bà Trương Thị Yến Linh (ĐBQH tỉnh Cà Mau).
[7] Bà Đinh Thị Bạch Mai (ĐBQH TP. Hồ Chí Minh).
[8] Bà Đoàn Nguyễn Thùy Trang (ĐBQH TP. Hồ Chí Minh)
[9] Bà Phạm Khánh Phong Lan (ĐBQH TP. Hồ Chí Minh).