Chương trình hội thảo "Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)"

18/04/2015

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)

(Tp. Huế, ngày 18 tháng 4 năm 2015)

 

Buổi sáng

07:30 - 08:00           Đăng ký đại biểu và phát tài liệu.

08:00 - 08:05            Giới thiệu đại biểu - Bà Nguyễn Thanh Trà, Phó Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội - Văn phòng Quốc hội.

08:05 - 08:15            Phiên khai mạc

- Phát biểu khai mạc và đề dẫn - Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam.

Phiên thứ nhất: Giới thiệu tổng quan về Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) và đánh giá chung về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Bộ Luật

08:15 - 08:40            - Một số vấn đề đặt ra về lồng ghép giới trong dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) - Ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật dân sự, kinh tế, Bộ Tư pháp.

                                    - Hỏi - Trả lời.

08:40 - 09:00            - Báo cáo kết quả nghiên cứu lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) - Chuyên gia quốc tế (Báo cáo gửi).

                                    - Báo cáo kết quả nghiên cứu lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) - Nhóm chuyên gia Việt Nam.

                                    - Hỏi - Trả lời.

Phiên thứ hai: Chuyên đề những quy định về năng lực chủ thể cá nhân, đại diện và các quyền nhân thân trong dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)

09:00 - 09:20            - Đánh giá quy định về năng lực chủ thể của cá nhân, quyền nhân thân, vấn đề đại diện trong quy định của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) dưới lăng kính giới và đề xuất hoàn thiện từ góc độ giới - Ths. Lê Thị Hoàng Thanh, Phó trưởng ban nghiên cứu pháp luật dân sự, kinh tế, Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.

                                    - Hỏi - Trả lời.

09:20 - 09: 45           Các đại biểu thảo luận:

-         Năng lực chủ thể của các cá nhân: Chế định về giám hộ, những quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người yếu thế (người già, người không còn khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình) dưới lăng kính giới.

-         Những quy định về quyền nhân thân: quyền thay đổi họ, tên, quyền được sống, xác định lại giới tính...... những vấn đề đặt ra dưới góc độ giới.

-         Vấn đề đại diện: Những quy định liên quan đến đại diện đương nhiên, ủy quyền, luật định và việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới.

09:45 - 10:00            Nghỉ giải lao.

10: 00 – 11:30          Các đại biểu tiếp tục thảo luận

11:30 - 13:30            Nghỉ trưa.

Buổi chiều                

13:30 - 14:15            - Các đại biểu tiếp tục thảo luận nội dung phiên thứ hai

Phiên thứ ba: Chuyên đề những quy định về quyền sở hữu, vật quyền khác và thừa kế trong dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi)

14:15 - 14:40           - Đánh giá quy định về vật quyền và thừa kế trong dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) từ góc độ giới - Ths. Bùi Thị Thanh Hằng, Trưởng bộ môn pháp luật dân sự, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội.

                                    - Hỏi - Trả lời.

14:40 - 15:15            Các đại biểu thảo luận:

-         Quyền sở hữu: Những quy định về quyền sở hữu của vợ chồng, của thành viên gia đình xét từ góc độ giới.

-         Vấn đề quyền sở hữu, quyền định đoạt tài sản đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài.

-         Quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế, di chúc chung của vợ chồng, từ chối nhận di sản và việc lồng ghép yếu tố giới.

15:15 - 15:30            Nghỉ giải lao.

15:30 - 16:45            Các đại biểu tiếp tục thảo luận.

16:45 - 17:00            Phát biểu bế mạc - Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam./.

            

Các bài viết khác